thép tấm trong thị trường tình hình giảm sút thép thị trường ảm đạm 2024

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

youtube slider banner

thép tấm trong thị trường tình hình giảm sút thép thị trường ảm đạm 2024

Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, tổng lượng nhập thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023. Cụ thể, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ Trung Quốc năm 2022 đạt 3,3 triệu tấn, nhưng đến năm 2023, lượng nhập khẩu đã tăng lên hơn 6,2 triệu tấn, tăng hơn 47% so với cùng kỳ 2022 và chiếm trên 70% tổng lượng thép cán nóng nhập về Việt Nam (9,6 triệu tấn). Như vậy, lượng nhập khẩu thép cán nóng từ nhập khẩu bằng 143% so với lượng sản xuất thực tế của các nhà sản xuất thép cán nóng tại Việt Nam.

Hiện tại, nhu cầu thép cán nóng HRC trong nước là khoảng 10-11 triệu tấn mỗi năm, năng lực sản xuất trong nước là 8,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên với thực trạng thép cán nóng ồ ạt nhập về Việt Nam, thị phần bán hàng nội địa của 2 nhà sản xuất thép HRC trong nước giảm mạnh từ 46% năm 2021 xuống mức gần 30% vào 2023. Trong khi đó, thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng từ 32,4% vào năm 2021 lên 45,8% năm 2023. Rõ ràng, miếng bánh thị phần tiêu thụ thép cán nóng tại Việt Nam đang bị thép nhập khẩu “nuốt” mất phần lớn.

Thống kê của Tổ chức thương mại thế giới WTO và Global Trade Alerts cũng cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm thép a515, cán nóng của Trung Quốc và Ấn Độ đã bị khoảng 14 quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (với trên 40 vụ việc điều tra).

Các quốc gia này đều là các quốc gia đã có ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm thép cán nóng (Hoa Kỳ, EU, Australia, Brazil, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Mexico, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, UK và Ấn Độ). Hầu hết các vụ việc điều tra đều dẫn tới kết luận là có hành vi bán phá giá hoặc được trợ cấp đối với sản phẩm thép xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ với biên độ bán phá giá ở mức cao.

Chủ tịch VSA cũng cho hay, Thái Lan và Indonesia có công suất/sản lượng sản xuất thép cán nóng thấp hơn Việt Nam, thị trường trong nước của các nước này cầu lớn hơn cung nhưng họ cũng làm rất nghiêm việc chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước. Dữ liệu công khai cho thấy, Thái Lan đang có thuế nhập khẩu MFN đối với thép cán nóng là 5% và thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài lên đến 42%.

Trong giai đoạn 2020-2022, tỷ lệ hàng nhập khẩu so với tổng tiêu thụ thép cán nóng nội địa tại Thái Lan trong khoảng 51%-58%. Tỷ lệ này tại Indonesia còn thấp hơn, quanh mức 35%-37%. Trong khi đó, tỷ lệ hàng nhập khẩu tại Việt Nam chiếm đến 70% tổng nhu cầu tiêu thụ nội địa.